Bongdalu

"Hy vọng mọi người sớm nhận ra rằng quán cà phê không phải là văn phòng làm việc hay thư viện. Quán vietjack 7

【vietjack 7】Sập tiệm vì khách ngồi 'cắm rễ' 8 tiếng dù chỉ gọi ly cà phê 25.000 đồng

"Hy vọng mọi người sớm nhận ra rằng quán cà phê không phải là văn phòng làm việc hay thư viện. Quán cà phê là nơi uống nước,ập tiệmvìkháchngồi cắmrễtiếng dùchỉgọilycàphêđồvietjack 7 ăn nhẹ, gặp gỡ nói chuyện, giải quyết công việc trong một khoảng thời gian hợp lý. Vui lòng đừng mang máy tính ra quán, mua một ly cà phê rồi ngồi nhiều giờ, hưởng lợi không gian, máy lạnh và wifi. Điều này không phù hợp đạo đức ứng xử trong xã hội, ứng xử giữa người sử dụng dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ.

Thật đáng ngại khi nhiều người nói chung và giới trẻ nói riêng mặc nhiên coi việc này là bình thường. Điều này có thể dẫn đến hệ lụy là nhiều người sống khôn lỏi, chỉ biết mình và đi ngược lại xu hướng ứng xử văn minh nơi công cộng mà xã hội đang hướng đến. Các bạn nên hiểu rằng, nhiều quán tính giá đồ uống cao là do chi phí mặt bằng, vị trí đẹp, đầu tư không gian, khung cảnh, chất lượng đồ ăn thức uống, chất lượng phục vụ... Không phải giá cao là để bù giờ cho những người ngồi lâu".

Đó là quan điểm của độc giả Phuongdtkkhi xu hướng làm việc, học tập ở quán cà phê ngày càng nở rộ trong giới trẻ. Thậm chí, không ít người có thói quen "ôm" laptop ra quán cà phê từ sáng và ngồi tới tối mới đứng dậy.

Là một người kinh doanh quán cà phê, bạn đọc Pham Bao Taiđồng cảm với nỗi bức xúc trên: "Tôi là chủ quán cà phê, và cũng sắp phải đóng cửa kinh doanh vì những vị khách thế này. Họ họp nhóm 3-4 người từ 8h sáng, mỗi người đến gọi một ly cà phê sữa giá 25.000 đồng. Đến 12h, bọn họ kéo nhau đi ăn trưa nhưng để nguyên đồ đạc trên bàn ghế để giữ chỗ.

Sau đó, họ quay lại quán và ngồi vào đúng chỗ cũ. Tôi xem camera nên nói nhân viên thử tới hỏi xem họ có uống thêm gì không? Thế nhưng, các vị khách trả lời rằng họ sắp đi nên không gọi gì thêm. Cuối cùng, họ ngồi một mạch đến 4h chiều mới ra về. Quán của tôi có trang bị máy lạnh và gặp rất nhiều trường hợp như thế này khiến doanh thu không đủ để bù lại chi phí".

Thấu hiểu nỗi khổ của những chủ quán cà phê khi phải tiếp những vị khách ngồi lâu, độc giả Hoài Longchia sẻ: "Tình hình xã hội ngày nay là vậy rồi. Than vãn cũng không làm vấn đề tốt hơn. Có vẻ như sự minh bạch, quy định cần phải đưa ra để giáo dục ý thức người tiêu dùng mà ở đây là những vị khách 'mọc rễ vô cảm'. Tôi vào quán thường sẽ gọi một món đồ gì đó để coi như là lời cảm ơn khi có chỗ ngồi nghỉ. Nhưng cũng chia sẻ thật tình, tôi sẽ hân hoan chào đón các bạn đến ngồi học coi như là sự động viên. Còn giờ, tôi thấy phần đông là các bạn trẻ vào chơi game, lướt mạng, đọc tin tức tào lao cả ngày, chẳng có ý nghĩa gì tốt đẹp cho bản thân và mọi người".

>> 'Khách gọi ly cà phê 20.000 đồng nhưng ngồi từ sáng tới tối'

Trong khi đó, với quan điểm trái chiều xung quanh câu chuyện này, bạn đọc Quocnguyenbình luận: "Không thể ép các bạn học sinh, sinh viên không được ra quán cà phê ngồi học được, vì họ coi đó là môi trường làm việc năng suất cao đối với bản thân. Đồng ý là không nên mua một ly cà phê xong ngồi 'bám rễ' nơi đó cả ngày. Hợp lý nhất nếu ngồi 7-9 tiếng thì nên thanh toán hóa đơn từ 70.000 - 100.000đồng (tức khoảng 10.000 đồng mỗi giờ). Nếu chừng đó mà chủ quán vẫn kêu lỗ thì tốt nhất nên đổi hình thức kinh doanh. Giống như có một số người thích đi xe buýt để có thời gian đọc sách, ngắm cảnh, hoặc đơn giản là tránh nóng nên họ tận dụng vé tháng, vé sinh viên với giá ưu đãi để đi chuyến nhiều hơn một tiếng đồng hồ".

Đồng quan điểm, độc giả Anhsaigonnhấn mạnh:"Tôi mở quán cà phê ở Sài Gòn đã được hơn 5 năm. Ý kiến cá nhân của tôi là nếu quán đông nhưng không kín chỗ thì cứ để khách ngồi thoải mái, không cần thể hiện thái độ khó chịu làm gì. Nhiều quán vắng còn mong có khách ngồi lâu để làm hình ảnh, nhìn cho đỡ trống trải, trà đá châm thoải mái. Hiện tại, tuy không còn mở quán nữa, nhưng mỗi khi đi uống cà phê, ngồi lâu một chút, tôi vẫn hay chọn quán nào rộng rãi, lượng khách vừa phải. Nhiều khi tôi ngồi từ sáng tới chiều nhân viên cũng chẳng tỏ thái độ khó chịu gì, vẫn phục vụ trà miễn phí mỗi khi hết. Và tôi trở thành khách quen của quán đó mỗi ngày".

Đánh giá cao thái độ phục vụ của các cơ sở kinh doanh quán cà phê khi để khách ngồi lâu, bạn đọc Huyên Vũphân tích: "15 năm trước, khi lần đầu đặt chân vào Sài Gòn, tôi xuống xe lúc 6h sáng, nhưng đầu giờ chiều mới đến giờ hẹn. Vậy là tôi vào một quán cà phê ven đường ngồi làm việc. Với tâm lý sẽ ngồi lâu nên cứ sau khoảng một tiếng tôi lại gọi thêm một món đồ khác. Tuy nhiên khi gọi thêm đến lần thứ hai thì chủ quán đi ra và nói: "Em đừng ngại, cứ ngồi làm việc thoải mái, quán phục vụ nước miễn phí, không cần gọi thêm đồ, lãng phí".

Trở lại ý kiến của một số chủ quán phản đối việc khách ngồi lâu mà không gọi thêm đồ, tôi cho rằng vấn đề đầu tiên là khi mở quán, các bạn hướng tới đối tượng khách hàng nào? Nếu bạn kê bàn ghế theo kiểu cà phê truyền thống, bàn nhỏ, ghế thấp và không gian mở thì bất đắc dĩ người ta mới ngồi làm việc thôi. Còn nếu bạn bố trí quán với bàn ghế cao, thì cần xác định chỉ có người làm việc vào ngồi là chính.

Với người kinh doanh, mong muốn lớn nhất là có khách đến và giữ chân khách hàng ở lại càng lâu, quay lại càng nhiều lần càng tốt. Còn khi khách ngồi lâu và quay lại rồi mà bạn không kiếm được tiền thêm, hoặc tốn nhiều chi phí thêm thì hãy tự hỏi lại mình: đối tượng khách hàng là ai, và quán đã làm gì để phục vụ đối tượng đó? Tôi hay ngồi ở các quán mà khách hàng của họ có trên 80% là ngồi làm việc và học tập cả buổi. Và tôi thấy họ vẫn đang hoạt động rất tốt đấy thôi".

Việt Thànhtổng hợp

>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap