Bongdalu

Đường sắt từ đáy tăng trưởng vươn giường bệt

【giường bệt】Bức tranh trái chiều của đường sắt và hàng không

Đường sắt từ đáy tăng trưởng vươn lên mạnh mẽ

Báo cáo tài chính quý 3/2023 do Công ty cổ phần Vận tải Đường sắt (VTĐS) Hà Nội vừa công bố gây bất ngờ với mức lãi sau thuế trong quý 3 đạt hơn 54 tỉ đồng,ứctranhtráichiềucủađườngsắtvàhàngkhôgiường bệt gấp hơn 3 lần cùng kỳ năm trước. Đây cũng là mức lợi nhuận hàng quý kỷ lục trong lịch sử hoạt động của công ty. Lũy kế 9 tháng năm 2023, VTĐS Hà Nội đạt hơn 1.895 tỉ đồng doanh thu thuần và 98 tỉ đồng lãi sau thuế, tăng tương ứng 9% và 178% so với cùng kỳ. Năm 2023, VTĐS Hà Nội đặt mục tiêu doanh thu thuần đạt 2.517 tỉ đồng, lãi sau thuế dự kiến 500 triệu đồng. Vậy mà chỉ sau 9 tháng, doanh nghiệp (DN) này đã thực hiện được 75% kế hoạch doanh thu và vượt xa mục tiêu lợi nhuận năm.

Bức tranh trái chiều của đường sắt và hàng không - Ảnh 1.

Ngành đường sắt đang chứng kiến cuộc chuyển mình mạnh mẽ

Ngọc Dương

Tương tự, báo cáo tài chính quý 3/2023 của Công ty VTĐS Sài Gòn cũng "đẹp lung linh" với mức lãi sau thuế 43 tỉ đồng trong quý 3, tăng gần 130% so với cùng kỳ năm ngoái, và là mức lãi theo quý kỷ lục từ trước tới nay. Lũy kế 9 tháng năm 2023, VTĐS Sài Gòn ghi nhận gần 1.400 tỉ đồng doanh thu thuần và 81 tỉ đồng lãi sau thuế, tăng lần lượt 11% và 110% so với cùng kỳ. Với kết quả này, DN đã thực hiện được 77% kế hoạch doanh thu và đạt mức lợi nhuận gấp hơn 130 lần so với mục tiêu 600 triệu đồng của cả năm 2023. Lãnh đạo VTĐS Sài Gòn cho biết 9 tháng năm 2023, nhu cầu đi lại của khách nội địa và du khách nước ngoài tăng cao, đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão và dịp hè 2023. Do đó, doanh thu vận chuyển hành khách, hàng hóa của công ty trong 9 tháng có bước tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ năm trước.

Chủ tịch HĐTV Tổng công ty Đường sắt VN (VNR) Đặng Sỹ Mạnh cho biết 5 năm vừa qua là một giai đoạn vô cùng đặc biệt trong lịch sử hình thành và phát triển của VNR. Ngoài những khó khăn mang tính "truyền thống" như hệ thống kết cấu hạ tầng cũ kỹ, lạc hậu, đường đơn, bị cắt cụt nhiều tuyến kết nối, năng lực thông quan hạn hẹp, hệ thống phương tiện chưa được đầu tư đồng bộ… sự bất ổn định về chính trị thế giới gây lạm phát, giá nhiên liệu tăng cao, ảnh hưởng đến việc duy trì giá cước cạnh tranh so với các phương tiện vận tải khác. Đặc biệt trong 3 năm 2020, 2021, 2022, VNR không đạt được mục tiêu về sản lượng, doanh thu chủ yếu là do bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19. Xác định cần một cuộc "lột xác", sau đại dịch, với những chính sách hỗ trợ, kích cầu và mở cửa trở lại các hoạt động sản xuất kinh doanh, VNR đã nhanh chóng nắm bắt cơ hội, tích cực triển khai nhiều giải pháp quan trọng để phục hồi vận tải hàng hóa, hành khách bằng đường sắt.

Cụ thể, đối với vận tải hàng hóa, đã chủ động khai thác có hiệu quả vận tải tàu hàng nhanh, tàu hàng chuyên tuyến, đường sắt liên vận quốc tế với những đoàn tàu container đi Trung Quốc, quá cảnh Trung Quốc sang Bỉ, Nga, khu vực Trung Á và các nước châu Âu... Các DN kinh doanh vận tải đưa ra những sản phẩm mới đáp ứng thị trường như tàu container đông lạnh, tàu container chuyên tuyến đi Trung Quốc và quá cảnh nước này sang các nước thứ ba ở châu Âu, Nga, Mông Cổ, Trung Á... Đây là lý do vài năm gần đây, sản lượng hàng hóa liên vận quốc tế bằng đường sắt tăng trung bình 6%/năm. 

Đối với vận tải hành khách, cùng với việc nâng cao chất lượng phương tiện, chất lượng phục vụ, VNR thực hiện triển khai chính sách giá vé linh hoạt và đưa vào khai thác các sản phẩm du lịch trải nghiệm bằng đường sắt như food tour Hà Nội - Hải Phòng; tàu cao cấp tuyến Đà Nẵng - Quy Nhơn (The Vietage)… đã được khách hàng đón nhận. VNR cũng đã đầu tư cải tạo nâng cấp cơ sở hạ tầng, thông tin tín hiệu, các khu ga phục vụ cho vận tải; đẩy mạnh việc chuyển đổi số, cải tiến hệ thống bán vé; số hóa kết cấu hạ tầng...

"Giai đoạn tới, VNR vẫn xác định đẩy mạnh hoạt động vận tải liên vận quốc tế là bước đi vững chắc trên hành trình tìm lại vị thế cho những con tàu. Song song, tập trung giải quyết các điểm nghẽn về vận tải hành khách; tăng cường xây dựng và truyền thông hình ảnh tuyệt đẹp của tuyến đường sắt Bắc - Nam để tạo thiện cảm, đồng thời tổ chức dịch vụ đưa đón tại nhà nhằm thu hút người dân, hành khách nhất là khách du lịch dần quay lại với đường sắt", ông Đặng Sỹ Mạnh thông tin.

Hàng không vẫn chật vật thu không đủ bù chi

Trong khi ngành đường sắt đang dần lấy lại "cảm giác tốc độ" thì ngành hàng không vẫn chưa tìm được lối thoát cho giai đoạn khó khăn lịch sử. Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại DN mới đây ước tính hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines có thể sẽ ghi nhận năm lỗ thứ tư liên tiếp với mức lỗ trước thuế hơn 4.500 tỉ đồng trong năm nay. Các ban lãnh đạo của Bamboo Airways, Vietravel Airlines cũng cho biết nửa đầu năm còn lỗ. Riêng Vietjet Air hết quý 2 báo lãi 135 tỉ đồng, giảm 5,5% so với cùng kỳ năm trước nhưng phần lớn nhờ vào sự tăng trưởng mạnh của các mảng phụ trợ, chuyển quyền sở hữu và thương mại máy bay.

Bức tranh trái chiều của đường sắt và hàng không - Ảnh 2.

Hàng không VN vẫn chưa thoát khỏi tình trạng khó khăn

TN

Theo lý giải của lãnh đạo Vietravel Airlines, hạ tầng hàng không của VN vẫn đang trong quá trình phát triển nên tình trạng quá tải đang gây áp lực cho việc phục hồi và phát triển của ngành. Trong những đợt cao điểm như nghỉ lễ, tết Nguyên đán…, nhu cầu tăng cao nhưng hạ tầng tắc nghẽn khiến các hãng hàng không có khách nhưng không thể phục vụ hết công suất. Chưa kể qua 2 năm đại dịch, hoạt động kinh doanh đóng băng, không có nguồn thu nhưng vẫn phát sinh chi phí duy trì bộ máy. Hiện nay, tuy tình hình có phục hồi nhưng hãng vẫn gặp áp lực trong việc hoàn trả các khoản nợ phát sinh trước đó kèm mặt bằng lãi suất tăng cao trong thời gian qua. Ngoài ra, yếu tố được đánh giá quan trọng nhất là các hãng hàng không đang trong tình trạng giá vé máy bay bán ra không đủ bù chi phí.

"Khác với các lĩnh vực khác, ngoài chi phí xăng dầu, các biến phí khác như kỹ thuật, dịch vụ điều hành bay đi, đến; hạ cất cánh tàu bay; phí đậu tàu bay; giá thuê quầy check in, mặt bằng, kho bãi… tại các cảng hàng không sân bay chiếm khoảng 65 - 80%. Phần định phí chiếm 20 - 35% và tùy theo mỗi hãng. Vì vậy, để tối ưu chi phí thì khả năng cắt giảm hoặc hiệu quả từ chi phí cũng không thay đổi được quá nhiều. Khách hàng than vé máy bay quá cao nhưng thực tế các hãng đều đang bán dưới giá thành", vị này nói.

Đại diện Vietnam Airlines cho biết tại đơn vị này, giá nhiên liệu trung bình năm 2023 so với năm 2015 (thời điểm khung giá hiện tại được áp dụng) đã tăng tới 58,6%, từ mức 67,37 USD/thùng trung bình năm 2015 tăng lên mức 106,86 USD/thùng năm 2023, khiến chi phí của Vietnam Airlines tăng trên 8.000 tỉ đồng. Chưa kể, chi phí vận chuyển hàng không có hơn 70% là chi phí bằng ngoại tệ trong khi doanh thu bán vé tại VN lại bằng tiền đồng. Những biến động tỷ giá giữa USD và tiền đồng đang ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của các hãng hàng không. "Giá nhiên liệu bay chỉ cần tăng hoặc giảm 1 USD/thùng cũng có thể tác động chi phí nhiên liệu năm nay tăng/giảm tương ứng khoảng 224 tỉ đồng. Ngoài ra, nếu tỷ giá USD/VND cuối kỳ năm 2023 tăng 100 đồng so với kế hoạch dự kiến hạch toán sẽ làm giảm lợi nhuận của Vietnam Airlines khoảng 74 tỉ đồng do đánh giá lại nợ vay dài hạn gốc USD", đại diện Vietnam Airlines thông tin.

Về chủ quan, các hãng hàng không cần xem lại công tác quản trị, bộ máy nhân sự xem đã tối ưu hay chưa. Ngoài ra, cơ quan quản lý cũng có trách nhiệm vì thời gian qua, ngành hàng không được xem là ngành độc quyền, có DN giữ vị trí thống lĩnh nên phải áp dụng giá trần. Vậy bối cảnh hiện nay, cần nhìn lại xem những vấn đề của ngành hàng không đã được xử lý thỏa đáng, kịp thời hay chưa. Phát triển đường sắt, tăng cạnh tranh vận tải là cần thiết. Song, hàng không là lĩnh vực quan trọng, đồng hành trực tiếp cùng sự phát triển của ngành du lịch. Nếu đã xác định đưa du lịch trở thành mũi nhọn thì không thể lơ là, để hàng không kéo dài khó khăn như bây giờ.

Chuyên gia kinh tế, PGS-TS Ngô Trí Long

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap